Bộ 6 Đề thi vào 10 môn Văn trường chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi (Có đáp án)

docx 28 trang Thanh Lan 06/07/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 6 Đề thi vào 10 môn Văn trường chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 6 Đề thi vào 10 môn Văn trường chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi (Có đáp án)

Bộ 6 Đề thi vào 10 môn Văn trường chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NGÃI
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
 Ngày thi: 18/7/2020 
 Môn thi: Ngữ văn (Hệ chuyên)
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. (3,0 điểm)
Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói: 
“Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.
 (Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005, tr.57)
Câu 2. (7,0 điểm)
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng:“Những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất của con người”.
 (Nguyễn Minh Châu – Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, 1994, tr. 258)
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến ấy bằng việc phân tích các tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.195-200).
HẾT
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu 1. (3,0 điểm)
I. Mở bài:
- Giới thiệu câu nói
II. Thân bài
a. Giải thích các khái niệm
- Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.
- Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại
→ Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố.
b. Bàn luận
+ Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm
+ Phân tích,chứng minh, đánh giá biểu hiện
- Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,.
- Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm,)
- Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh.
+ Bàn bạc vấn đề:
- Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức.
- Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay).
- Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm.
c. Bài học nhận thức, hành động
- Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều sóng gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình
- Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người
- Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích
III. Kết bài: Suy nghĩ của em về câu nói đó.
Câu 2. (7,0 điểm)
I. Mở bài: 
Giới thiệu vấn đề nghị luận và tác phẩm nghị luận
II. Thân bài:
a. Giải thích nhận định: Nêu được vai trò của việc xây dựng tình thế (hay tình huống) trong truyện.
- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
- Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm.
Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như "cái chìa khóa vận hành cốt truyện". Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.
- Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn.
b. Chứng minh
- Xoay quanh 2 tình huống truyện rất éo le.
+ Ông Sáu sau 8 năm xa nhà đi kháng chiến được nghỉ 3 ngày phép về thăm nhà, thăm con. Trước nỗi xúc động và tình cảm yêu mến của ông, bé Thu - đứa con gái ông yêu quý, mong nhớ suốt 8 năm trời đã không nhân ra ông là cha. Ngày ông phải trả phép về đơn vị cũng chính là ngày con bé nhận ra ông là cha đẻ.
+ Ở đơn vị, ông Sáu dồn cả tình yêu, nỗi nhớ, nỗi ân hận, day dứt vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con. Nhưng chưa kịp trao cây lược cho con thì ông đã hi sinh trong 1 trận càn lớn của Mỹ ngụy.
(Mỗi tình huống truyện HS phân tích, làm rõ)
=>Từ tình huống truyện, Nguyễn Quang Sáng:
+ Ngợi ca tình cha con sâu nặng.
+ Tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra bao bi kịch cho gia đình Việt Nam.
III. Tổng kết
ĐỀ SỐ 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 QUẢNG NGÃI 	 NĂM HỌC 2019 - 2020
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 Ngày thi: 06/6/2019 
 Môn thi: Ngữ văn (Hệ chuyên)
 (Đề thi có 01 trang) Thời gian: 150 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. (3,0 điểm)
	“Con người ta luôn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống nhưng không dễ gì phân biệt được ranh giới giữa khát vọng và tham vọng” (“Đầy vơi” – Hà Nhân, báo Hoa học trò). 
 	Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về khát vọng và tham vọng.
Câu 2. (7,0 điểm) 
Nhà phê bình người Nga Bêlinxki viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan” (Lý luận văn học, NXB Giáo dục, 1993, tr. 62). 
Em hiểu thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến ấy bằng việc phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện“Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.43-48). 
HẾT
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
	Câu 1. (3,0 điểm)
	I. YÊU CẦU CHUNG
1. Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài nghị luận xã hội bàn về tư tưởng, đạo lí để tạo lập văn bản; 
2. Xây dựng hệ thống lập luận chặt chẽ để làm rõ vấn đề.
3. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc các lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt.
4. Thí sinh có thể tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
	II. YÊU CẦU CỤ THỂ
	Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: 
	1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: suy nghĩ về khát vọng và tham vọng.
	2. Giải thích, so sánh:
	a. Khát vọng và tham vọng đều là ước mong của con người muốn vươn tới thành công và hạnh phúc.
b. Khát vọng là những ước mơ, hoài bão cao đẹp mà con người ấp ủ, mong muốn thực hiện trong cuộc đời. Nó thôi thúc con người nỗ lực phấn đấu bằng các hành động chân chính để đạt được điều mình muốn trong sự hài hòa với cộng đồng.
Tham vọng cũng là những mục tiêu lớn lao mà con người muốn vươn tới, nhưng lại vượt quá khả năng, điều kiện của bản thân. Vì thế, để đạt được nó, người ta sẵn sàng giẫm đạp lên các giá trị, xung đột với lợi ích cộng đồng. 
	3. Luận bàn: 
	a. Nếu có khát vọng, con người sẽ sống có lí tưởng, có mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời, có mục đích cao cả để theo đuổi. Khát vọng là động lực giúp con người có sức mạnh tinh thần để sẵn sàng đấu tranh với hoàn cảnh, chấp nhận những thử thách, vượt qua mọi chướng ngại. Khi đạt được khát vọng, con người sẽ có được niềm vui và hạnh phúc chân chính, được mọi người tin yêu, kính trọng. 
	b. Tham vọng cũng giúp con người ta có sức mạnh, ý chí để đạt được mục đích nhưng vì mù quáng nên dễ trở thành nô lệ cho tham vọng, dẫn đến lầm đường, lạc lối. Do bị dục vọng sai khiến nên có người sẵn sàng bất chấp tất cả, dùng mọi thủ đoạn, dễ sa vào các hành vi tội lỗi và sẽ trở nên ích kỉ, độc ác, xấu xa, bị mọi người lên án, phê phán.
	c. Chứng minh: học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, thuyết phục.
	Qua đó, ca ngợi những người sống có khát vọng, phê phán những người sống không có khát vọng, lên án những người chỉ vì tham vọng cá nhân mà hành động trái với với đạo đức và pháp luật.
	4. Bài học nhận thức và hành động:
- Con người sống phải có ước mơ và khát vọng, khát vọng ấy phải phù hợp với khả năng bản thân và hoàn cảnh, phải gắn liền với cuộc sống của cộng đồng.
- Ranh giới giữa khát vọng và tham vọng là mong manh, con người cần sáng suốt, tỉnh táo, đừng biến ước mơ, khát vọng cao đẹp thành tham vọng.
	* Biểu điểm:
 - Điểm 3.0: Hiểu được vấn đề, đáp ứng được những yêu cầu của đề, lập luận có sức thuyết phục, có suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, không mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 2.0 - 2,75: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhưng chưa sâu sắc, đôi chỗ lập luận chưa thật chặt chẽ, sức thuyết phục chưa cao.
 	- Điểm 1.0 - 1.75: Đáp ứng được yêu cầu của đề nhưng các ý còn chung chung, mắc lỗi về chính tả và diễn đạt.
 	- Điểm 0.25 - 0.75: Bài viết sơ sài, không đáp ứng yêu cầu của đề, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt.
	- Điểm 0: Lạc đề hoặc không viết được gì.
 	Câu 2 (7,0 điểm)
	I. YÊU CẦU CHUNG
1. Hiểu yêu cầu của đề, có kiến thức về lý luận văn học, biết cách làm bài nghị luận văn học; có năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. 
2. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt.
	II. YÊU CẦU CỤ THỂ
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có các ý sau:
 	1. Nêu vấn đề, dẫn dắt ý kiến của Bêlinxki; giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, nhân vật Vũ Nương.
 	2. Nêu cách hiểu về câu nói của Bêlinxki: 
	- Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết khi không được công chúng đón nhận, thưởng thức; không có giá trị trường tồn với thời gian.
	- Miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả là tập trung phản ánh thế giới khách quan và lấy đó làm mục đích sáng tạo, không quan tâm đến việc biểu hiện thế giới tinh thần của tác giả.
	- Tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan là sự thể hiện của tư tưởng, tình cảm, thái độ, cái nhìn của tác giả: 
	+ Thương cảm, đau xót, sẻ chia với những phận người khổ đau, bất hạnh; lên án, tố cáo những gì là bạc ác, phi nhân.
	+ Khẳng định, đề cao, ca ngợi những giá tr

File đính kèm:

  • docxbo_6_de_thi_vao_10_mon_van_truong_chuyen_le_khiet_quang_ngai.docx