Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2018-2019 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2018-2019 (Có đáp án)
UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2018-2019 Môn thành phần: Tiếng Việt Thời gian làm bài: 40 phút. Điểm của Giám khảo Giám khảo (Kí, ghi rõ họ tên) Số phách Điểm bằng số Điểm bằng chữ Mã đề 201 I. Trắc nghiệm (7,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau đây: Câu 1. Ở dòng nào tất cả các từ đều mang nghĩa chuyển? A. Lưỡi kiếm, lưỡi cưa, lưỡi lê, lưỡi liềm. B. Lưng đồi, lưng ghế, đau lưng, lưng chừng. C. Lưỡi kiếm, lưỡi mèo, đau lưỡi, lưỡi liềm. Câu 2. Từ trái nghĩa với từ “dũng cảm” là từ nào? A. Hiên ngang. B. Bất khuất. C. Hèn nhát. Câu 3. Câu ghép: “Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa” thể hiện quan hệ gì? A. Điều kiện - Kết quả. B. Nguyên nhân - Kết quả C. Tương phản. Câu 4. Từ “Việt Nam” trong câu “Món ăn này rất Việt Nam” thuộc từ loại gì? A. Động từ. B. Danh từ. C. Tính từ. Câu 5. Dòng nào dưới đây gồm những từ viết đúng chính tả? A. Ngôi sao, sao xuyến, xen kẽ, xúng xính. B. Năng động, gió lùa, lấp lánh, thơm nức. C. Che rấu, rong chơi, giò chả, mát dịu. Câu 6. Từ “chơi vơi” có nghĩa là gì? A. Không cần những người xung quanh. B. Lẻ loi, một mình giữa khoảng rộng, không bấu víu được vào đâu. C. Gợi tả dáng điệu với tay lên khoảng không nhiều lần như muốn tìm chỗ bấu víu. Câu 7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ nói về đoàn kết? A. Hữu nghị, hợp tác, nhất trí. B. Đảm đang, cần cù, tháo vát. C. Nhân ái, lương thiện, khoan dung. Câu 8. Các từ sau thuộc nhóm từ nào? Xanh xám, non nước, học hành, máy bay, thích thú, tươi tốt, đi đứng, hội họp. A. Từ ghép. B. Từ láy. C. Từ đơn. Câu 9. Câu tục ngữ “Lửa thử vàng gian nan thử sức” khuyên chúng ta điều gì? A. Qua thử thách gian lao, con người càng trưởng thành hơn. B. Muốn biết vàng thật hay giả thì hơ vào lửa. C. Muốn thử thách sức lực thì phải trải qua gian nan. Câu 10. Cách đặt dấu câu trong đoạn nào là hoàn toàn đúng? A. “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài, đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết, xin cảm ơn ngài.” B. “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.” C. “Thưa ngài. Tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm. Dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.” Câu 11. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. B. Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế. C. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Câu 12. Những từ ngữ nào được lặp lại để liên kết hai câu sau? Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. A. trống đồng. B. Đông Sơn. C. chúng ta. Câu 13. Biện pháp so sánh ở khổ thơ sau có tác dụng gì? Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình, cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa. (Thăm cõi Bác xưa - Tố Hữu) A. Cho thấy Bác mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân cũng như dòng sông mang nguồn nước và phù sa đến nuôi sống cây cỏ. B. Cho thấy tình yêu của Bác đối với nhân dân đất nước vô tận như dòng sông không bao giờ cạn. C. Cả hai ý A và B. Câu 14. Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ nào đúng trong câu sau? A. Mặc dù tên cướp/ rất hung hãn, gian xảo nhưng cuối cùng hắn/ vẫn phải đưa tay vào còng số 8. CN VN CN VN B. Mặc dù tên cướp/ rất hung hãn, gian xảo nhưng cuối cùng hắn/ vẫn phải đưa tay vào còng số 8. CN VN CN VN C. Mặc dù tên cướp/ rất hung hãn, gian xảo nhưng cuối cùng hắn/ vẫn phải đưa tay vào còng số 8. CN VN CN VN -----------HẾT----------- UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2018-2019 Môn thành phần: Tiếng Việt Thời gian làm bài: 40 phút. Điểm của Giám khảo Giám khảo (Kí, ghi rõ họ tên) Số phách Điểm bằng số Điểm bằng chữ Mã đề 202 I. Trắc nghiệm (7,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau đây: Câu 1. Dòng nào dưới đây gồm những từ viết đúng chính tả? A. Năng động, gió lùa, lấp lánh, thơm nức. B. Ngôi sao, sao xuyến, xen kẽ, xúng xính. C. Che rấu, rong chơi, giò chả, mát dịu. Câu 2. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ nói về đoàn kết? A. Nhân ái, lương thiện, khoan dung. B. Hữu nghị, hợp tác, nhất trí. C. Đảm đang, cần cù, tháo vát. Câu 3. Từ trái nghĩa với từ “dũng cảm” là từ nào? A. Bất khuất. B. Hiên ngang. C. Hèn nhát. Câu 4. Câu ghép: “Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa” thể hiện quan hệ gì? A. Điều kiện - Kết quả. B. Tương phản. C. Nguyên nhân - Kết quả Câu 5. Các từ sau thuộc nhóm từ nào? Xanh xám, non nước, học hành, máy bay, thích thú, tươi tốt, đi đứng, hội họp. A. Từ láy. B. Từ ghép. C. Từ đơn. Câu 6. Ở dòng nào tất cả các từ đều mang nghĩa chuyển? A. Lưng đồi, lưng ghế, đau lưng, lưng chừng. B. Lưỡi kiếm, lưỡi cưa, lưỡi lê, lưỡi liềm. C. Lưỡi kiếm, lưỡi mèo, đau lưỡi, lưỡi liềm. Câu 7. Từ “chơi vơi” có nghĩa là gì? A. Không cần những người xung quanh. B. Lẻ loi, một mình giữa khoảng rộng, không bấu víu được vào đâu. C. Gợi tả dáng điệu với tay lên khoảng không nhiều lần như muốn tìm chỗ bấu víu. Câu 8. Câu tục ngữ “Lửa thử vàng gian nan thử sức” khuyên chúng ta điều gì? A. Qua thử thách gian lao, con người càng trưởng thành hơn. B. Muốn biết vàng thật hay giả thì hơ vào lửa. C. Muốn thử thách sức lực thì phải trải qua gian nan. Câu 9. Từ “Việt Nam” trong câu “Món ăn này rất Việt Nam” thuộc từ loại gì? A. Tính từ. B. Danh từ. C. Động từ. Câu 10. Những từ ngữ nào được lặp lại để liên kết hai câu sau? Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. A. chúng ta. B. Đông Sơn. C. trống đồng. Câu 11. Cách đặt dấu câu trong đoạn nào là hoàn toàn đúng? A. “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.” B. “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài, đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết, xin cảm ơn ngài.” C. “Thưa ngài. Tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm. Dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.” Câu 12. Biện pháp so sánh ở khổ thơ sau có tác dụng gì? Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình, cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa. (Thăm cõi Bác xưa - Tố Hữu) A. Cho thấy Bác mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân cũng như dòng sông mang nguồn nước và phù sa đến nuôi sống cây cỏ. B. Cho thấy tình yêu của Bác đối với nhân dân đất nước vô tận như dòng sông không bao giờ cạn. C. Cả hai ý A và B. Câu 13. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế. B. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. C. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Câu 14. Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ nào đúng trong câu sau? A. Mặc dù tên cướp/ rất hung hãn, gian xảo nhưng cuối cùng hắn/ vẫn phải đưa tay vào còng số 8. CN VN CN VN B. Mặc dù tên cướp/ rất hung hãn, gian xảo nhưng cuối cùng hắn/ vẫn phải đưa tay vào còng số 8. CN VN CN VN C. Mặc dù tên cướp/ rất hung hãn, gian xảo nhưng cuối cùng hắn/ vẫn phải đưa tay vào còng số 8. CN VN CN VN UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2018-2019 Môn thành phần: Tiếng Việt Thời gian làm bài: 40 phút. Điểm của Giám khảo Giám khảo (Kí, ghi rõ họ tên) Số phách Điểm bằng số Điểm bằng chữ Mã đề 203 I. Trắc nghiệm (7,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau đây: Câu 1. Từ “chơi vơi” có nghĩa là gì? A. Không cần những người xung quanh. B. Gợi tả dáng điệu với tay lên khoảng không nhiều lần như muốn tìm chỗ bấu víu. C. Lẻ loi, một mình giữa khoảng rộng, không bấu víu được vào đâu. Câu 2. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ nói về đoàn kết? A. Đảm đang, cần cù, tháo vát. B. Nhân ái, lương thiện, khoan dung. C. Hữu nghị, hợp tác, nhất trí. Câu 3. Câu tục ngữ “Lửa thử vàng gian nan thử sức” khuyên chúng ta điều gì? A. Qua thử thách gian lao, con người càng trưởng thành hơn. B. Muốn biết vàng thật hay giả thì hơ vào lửa. C. Muốn thử thách sức lực thì phải trải qua gian nan. Câu 4. Câu ghép: “Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa” thể hiện quan hệ gì? A. Tương phản. B. Nguyên nhân - Kết quả C. Điều kiện - Kết quả. Câu 5. Ở dòng nào tất cả các từ đều mang nghĩa chuyển? A. Lưng đồi, lưng ghế, đau lưng, lưng chừng. B. Lưỡi kiếm, lưỡi cưa, lưỡi lê, lư
File đính kèm:
- de_thi_vao_lop_6_mon_van_truong_thcs_trong_diem_bac_ninh_nam.docx