Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2020-2021 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2020-2021 (Có đáp án)
Họ, tên và chữ ký Cán bộ coi kiểm tra số 1: ................................................. Cán bộ coi kiểm tra số 2: ................................................. Số phách KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2020-2021 Họ và tên học sinh: ................................................................................................ Ngày, tháng, năm sinh: ..// Số báo danh: CHÚ Ý: Học sinh phải ghi đầy đủ các mục ở phần trên theo sự hướng dẫn của cán bộ coi kiểm tra. Học sinh không được ký tên hay dùng bất cứ ký hiệu gì để đánh dấu bài kiểm tra. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2020-2021 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ MÔN: TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài 40 phút, không kể thời gian phát đề) Học sinh làm bài trực tiếp trên đề kiểm tra Điểm bài kiểm tra Họ, tên và chữ ký Số phách Bằng số Bằng chữ - Giám khảo số 1: .................................................. - Giám khảo số 2: .................................................. Mà ĐỀ: 201 PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Từ câu 1 đến câu 24, học sinh khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu. Câu 1. Từ tựa trong các câu sau: “Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” và “Giàn giáo tựa cái lồng che chở” là: A. Từ nhiều nghĩa. B. Từ đồng nghĩa. C. Từ đồng âm. Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu các cặp từ trái nghĩa? A. yên tĩnh – tĩnh lặng B. lặng thinh – náo nhiệt C. vất vả - lao đao Câu 3. Chọn từ ngữ thích hợp để tạo thành hình ảnh so sánh trong câu sau: “Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như” A. những hạt ngọc B. tiếng sáo C. một cánh diều Câu 4. Các từ trong nhóm từ: Ước mơ, ước muốn, mong ước, khát vọng có quan hệ với nhau như thế nào? A. Từ trái nghĩa B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng nghĩa Câu 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ phát minh? A. Nghĩ ra, chế ra trước tiên, có giá trị lớn cho khoa học và loài người B. Cái điều phát hiện có ý nghĩa khoa học. C. Làm cho cái tốt, cái hay lan tỏa, nảy nở thêm ra. Câu 6. Từ nào dưới đây là quan hệ từ? A. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới. B. Từ "như" trong câu: Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở. C. Từ "hay" trong câu: Cuốn truyện đó rất hay. Câu 7. Câu tục ngữ Lửa thử vàng, gian nan thử sức khuyên ta điều gì? A. Qua thử thách gian lao, con người càng trưởng thành hơn. B. Muốn biết vàng thật hay giả thì hơ vào lửa. C. Muốn thử thách sức lực thì phải lao động vất vả. Câu 8. Đọc kĩ và sắp xếp lại ba câu văn sau thành một đoạn văn theo đúng thứ tự hợp lí. (1). Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. (2). Con chim gáy hiền lành, béo nục. KHÔNG VIẾT VÀO ĐÂY Học sinh không viết vào chỗ gạch chéo này (3). Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp. A. (2) – (1) – (3) B. (1) – (2) – (3) C. (3) – (2) – (1) Câu 9. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy? A. ba ba, chôm chôm, oe oe, xanh xanh, nằng nặng B. chúm chím, mũm mĩm, xộc xệch, khanh khách, làm lành C. cu cu, cuốc cuốc, xa xa, đi đứng, máy móc Câu 10. Dòng nào dưới đây có các từ cây đều được dùng theo nghĩa gốc? A. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả B. Cây rau, cây rơm, cây hoa C. Cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây bút Câu 11. Tiếng “ưa” có những bộ phận nào? A. Âm đầu “ưa”, vần “ưa”, không có thanh, B. Âm đầu “ư”, vần “a”, thanh ngang C. Không có âm đầu, vần “ưa”, thanh ngang. Câu 12. Dòng nào dưới đây gồm hai từ đồng nghĩa với từ bền chắc? A. bền bỉ, bền vững B. bền vững, bền chặt C. bền chí, bền vững Câu 13. Chủ ngữ trong câu: “Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.” là gì? A. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về B. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi C. Đoạn đường Câu 14. Câu “Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” có mấy động từ, mấy tính từ? A. Hai động từ, một tính từ B. Hai động từ, hai tính từ C. Một động từ, hai tính từ Câu 15. Câu văn “Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên.” là câu được viết theo kiểu câu gì dưới đây? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 16. Cặp quan hệ từ trong câu: “Nếu bạn Hùng học tập chăm chỉ thì bạn ấy đã không bị điểm kém.” thể hiện quan hệ gì? A. Quan hệ tăng tiến B. Quan hệ tương phản C. Quan hệ giả thiết -kết quả Câu 17. Câu văn: “Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô.” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Nhân hóa B. So sánh C. Nhân hóa và so sánh Câu 18. Từ chao trong câu: “Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ” đồng nghĩa với từ nào? A. vỗ B. nghiêng C. đập Câu 19. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với Một nắng hai sương? A. Cày sâu cuốc bẫm B. Chân lấm tay bùn C. Thức khuya dậy sớm Câu 20. Trạng ngữ trong câu: “Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.” chỉ gì? A. Chỉ thời gian và phương tiện. B. Chỉ thời gian và nguyên nhân. C. Chỉ thời gian và sự so sánh. Câu 21. Dấu phẩy (,) trong câu “Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” có nhiệm vụ gì? A. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ “nói”. B. Ngăn cách các vế câu ghép. C. Ngăn cách các vị ngữ. Câu 22. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. B. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. C. Rau khúc vừa dai, vừa dẻo. Câu 23. Em chọn dấu câu nào để điền vào dấu ngoặc đơn ( ) trong câu sau: “Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết ( ) chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà,” A. Dấu chấm phẩy (;) B. Dấu phẩy (,) C. Dấu hai chấm (:) Câu 24. Câu: “Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy quan hệ từ? A. Ba quan hệ từ B. Hai quan hệ từ C. Bốn quan hệ từ Họ, tên và chữ ký Cán bộ coi kiểm tra số 1: ................................................. Cán bộ coi kiểm tra số 2: ................................................. Số phách KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2020-2021 Họ và tên học sinh: .......................................................................................... Ngày, tháng, năm sinh: ..//. Số báo danh: CHÚ Ý: Học sinh phải ghi đầy đủ các mục ở phần trên theo sự hướng dẫn của cán bộ coi kiểm tra. Học sinh không được ký tên hay dùng bất cứ ký hiệu gì để đánh dấu bài kiểm tra. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2020-2021 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ MÔN: TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài 40 phút, không kể thời gian phát đề) Học sinh làm bài trực tiếp trên đề kiểm tra Điểm bài kiểm tra Họ, tên và chữ ký Số phách Bằng số Bằng chữ - Giám khảo số 1: .................................................. - Giám khảo số 2: .................................................. Mà ĐỀ: 202 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Từ câu 1 đến câu 24, học sinh khoanh tròn vào chữ cái đặt trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu. Câu 1. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với Một nắng hai sương? A. Thức khuya dậy sớm B. Chân lấm tay bùn C. Cày sâu cuốc bẫm Câu 2. Câu văn “Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên.” là câu được viết theo kiểu câu gì dưới đây? A. Ai thế nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì? Câu 3. Dấu phẩy (,) trong câu “Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” có nhiệm vụ gì? A. Ngăn cách các vế câu ghép. B. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ “nói”. C. Ngăn cách các vị ngữ. Câu 4. Dòng nào dưới đây có các từ cây đều được dùng theo nghĩa gốc? A. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả B. Cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây bút C. Cây rau, cây rơm, cây hoa Câu 5. Câu tục ngữ Lửa thử vàng, gian nan thử sức khuyên ta điều gì? A. Muốn thử thách sức lực thì phải lao động vất vả. B. Qua thử thách gian lao, con người càng trưởng thành hơn. C. Muốn biết vàng thật hay giả thì hơ vào lửa. Câu 6. Câu “Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” có mấy động từ, mấy tính từ? A. Hai động từ, hai tính từ B. Hai động từ, một tính từ C. Một động từ, hai tính từ Câu 7. Câu: “Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy quan hệ từ? A. Ba quan hệ từ B. Bốn quan hệ từ C. Hai quan hệ từ Câu 8. Từ nào dưới đây là quan hệ từ? A. Từ "hay" trong câu: Cuốn truyện đó rất hay. B. Từ "như" trong câu: Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở. C. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới. KHÔNG VIẾT VÀO ĐÂY Học sinh không viết vào chỗ gạch chéo này Câu 9. Em chọn dấu câu nào để điền vào dấu ngoặc đơn ( ) trong câu sau: “Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết ( ) chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà,” A. Dấu chấm phẩy (;) B. Dấu hai chấm (:) C. Dấu phẩy (,) Câu 10. Trạng ngữ trong câu: “Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.” chỉ gì? A. Chỉ thời gian và phương tiện. B. Chỉ thời gian và sự so sánh. C. Chỉ thời gian và nguyên nhân. Câu 11. Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy? A. ba ba, chôm chôm, oe oe, xanh xanh, nằng nặng B. chúm chím, mũm mĩm, xộc xệch, khanh khách, làm lành C. cu cu, cuốc cuốc, xa xa, đi đứng, máy móc Câu 12. Các từ trong nhóm từ: Ước mơ, ước muốn, mong ước, khát vọng có quan hệ với nhau như thế nào? A. Từ trái nghĩa B. Từ đồng nghĩa C. Từ nhiều nghĩa Câu 13. Câu văn: “Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô.” sử dụ
File đính kèm:
- de_thi_vao_lop_6_mon_van_truong_thcs_trong_diem_bac_ninh_nam.docx