Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2021-2022 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2021-2022 (Có đáp án)
Họ, tên và chữ ký Cán bộ coi kiểm tra số 1: ................................................. Cán bộ coi kiểm tra số 2: ................................................. Số phách KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2021-2022 Họ và tên học sinh: ................................................................................................ Ngày, tháng, năm sinh: ..// Số báo danh: CHÚ Ý: Học sinh phải ghi đầy đủ các mục ở phần trên theo sự hướng dẫn của cán bộ coi kiểm tra. Học sinh không được ký tên hay dùng bất cứ ký hiệu gì để đánh dấu bài kiểm tra. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2021-2022 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ MÔN: TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài 40 phút, không kể thời gian phát đề) Học sinh làm bài trực tiếp trên đề kiểm tra Điểm bài kiểm tra Họ, tên và chữ ký Số phách Bằng số Bằng chữ - Giám khảo số 1: .................................................. - Giám khảo số 2: .................................................. Mà ĐỀ: 201 PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Từ câu 1 đến câu 24 học sinh khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống? A. Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau C. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Câu 2. Trong câu văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? “Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.” A. Nhân hoá B. Nhân hóa và so sánh. C. So sánh. Câu 3. Những từ “ca” trong các cụm từ: “ca nước”, “làm ca 3”, “ca mổ”, “ca vọng cổ” là: A. Từ đồng nghĩa B. Từ đồng âm. C. Từ nhiều nghĩa Câu 4. Từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu “Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông.” là từ nào? A. Mạnh mẽ B. Chầm chậm C. Nhanh nhẹn Câu 5. Dòng nào nêu đúng chủ ngữ của câu:“Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.”? A. Tiếng lanh canh của thuyền chài B. Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước C. Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng Câu 6. Câu tục ngữ “Lên thác, xuống ghềnh.” mang nội dung: A. Gặp nhiều gian nan vất vả trong cuộc sống B. Gợi sự bền chặt C. Ý chí quyết tâm vượt khó Câu 7. Từ “thưa thớt” trong câu: “Biết thì thưa thớt, không biết dựa cột mà nghe.” là từ loại nào? A. Tính từ B. Danh từ C. Động từ Câu 8. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy? KHÔNG VIẾT VÀO ĐÂY Học sinh không viết vào chỗ gạch chéo này A. Róc rách, lỉnh kỉnh, bình chọn, lắt léo B. Xinh xắn, lấp lánh, nóng nảy, giận dữ C. Tươi tắn, mộc mạc, độc đáo, tủm tỉm Câu 9. Câu văn “Ngoài đường cái, người chạy táo tác.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu trần thuật B. Câu cảm thán C. Câu nghi vấn Câu 10. Hai câu sau có mấy lỗi chính tả? “Căn nhà sàn trật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa chải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp dữa sàn.” A. 3 lỗi B. 4 lỗi C. 2 lỗi Câu 11. Dòng nào dưới đây gồm những từ dùng để miêu tả vẻ đẹp bên trong của con người? A. Tươi đẹp, thơ mộng, huy hoàng, tráng lệ, sặc sỡ, mĩ lệ B. Thuỳ mị, hiền dịu, hiền hậu, dịu dàng, đằm thắm, nết na C. Xinh đẹp, xinh tươi, xinh xinh, lộng lẫy, rực rỡ, thướt tha Câu 12. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!” A. Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt B. Dùng để ngăn cách các vế câu trong câu ghép C. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật Câu 13. Từ “xanh” trong câu “Đầu xanh tuổi trẻ sẵn sàng xông pha.” và từ “xanh” trong câu “Bốn mùa cây lá xanh tươi.” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Từ nhiều nghĩa B. Từ đồng âm. C. Từ đồng nghĩa Câu 14. Trạng ngữ trong câu sau bổ sung ý nghĩa gì? “Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng.” A. Thời gian và phương tiện B. Nguyên nhân và mục đích C. Thời gian và nơi chốn Câu 15. Chọn nhóm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau: “Mùng 2 tháng 9 năm 1945 - một ........ đáng .........nhớ. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ........cờ, đèn, hoa và biểu ........” A. Ngữ, nghi, ngày, ngát B. Ngát, ngữ, ngày, ghi C. Ngày, ghi, ngát, ngữ Câu 16. "Đông đảo những người đọc, xem, nghe trong quan hệ với tác giả, diễn viên" là nghĩa của từ nào sau đây? A. Công dân B. Công nhân C. Công chúng Câu 17. Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: “Việc nhà thì , việc chú bác thì ” A. nhác - siêng B. chăm - lười C. biếng - chăm Câu 18. Tác giả đã sử dụng giác quan nào để quan sát cơn mưa trong câu sau? “Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.” A. Thị giác và khứu giác B. Xúc giác và thính giác C. Thính giác và khứu giác Câu 19. Hai câu: “Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch.” được liên kết bằng cách nào? A. Dùng từ ngữ nối B. Lặp từ ngữ C. Thay thế từ ngữ Câu 20. Câu “Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền Hanh là học sinh tiên tiến.” gồm có: A. 14 từ B. 18 từ C. 16 từ Câu 21. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. B. Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. C. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Câu 22. Đoạn thơ sau có mấy tính từ? “Bao nhiêu công việc lặng thầm Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha Bé học giỏi, bé nết na Bé là cô Tấm, bé là con ngoan.” A. 4 tính từ. B. 3 tính từ. C. 2 tính từ. Câu 23. Câu: "Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn trên những thân cành." có mấy vị ngữ? A. Bốn vị ngữ B. Ba vị ngữ C. Hai vị ngữ Câu 24. Cho đoạn thơ sau: “Muốn cho trẻ hiểu biết Thế là bố sinh ra Bố bảo cho biết ngoan Bố dạy cho biết nghĩ.” (Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh) Cặp quan hệ từ in đậm trên biểu thị quan hệ gì? A. Giả thiết - kết quả. B. Nguyên nhân - kết quả. C. Tương phản. B. Hai quan hệ từ C. Bốn quan hệ từ PHẦN 2. TỰ LUẬN (4,0 điểm) Bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện Cóc kiện Trời, em hãy tả lại quang cảnh cơn mưa đến sau những ngày dài hạn hán và niềm vui của vạn vật khi ấy. --------HẾT-------- UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Hướng dẫn có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2021-2022 Môn thành phần: Tiếng Việt PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Mã 201 1 C 2 B 3 B 4 B 5 C 6 A 7 C 8 C 9 A 10 A 11 B 12 C 13 A 14 C 15 C 16 C 17 A 18 A 19 C 20 A 21 B 22 A 23 A 24 B PHẦN 2. TỰ LUẬN (4,0 điểm) 1. Yêu cầu chung - Đề bài thuộc kiểu bài văn tả cảnh, yêu cầu học sinh đóng vai một trong các nhân vật trong truyện Cóc kiện Trời (Cóc, Trời, Gấu, Ong, Thần Sét, Cua, Cọp, Cáo, Gà) để tả được quang cảnh cơn mưa đến sau những ngày hạn hán và niềm vui của vạn vật khi ấy. - Học sinh cần có những sáng tạo trong cách viết bài văn tả cảnh, biết chọn những nét tiêu biểu của cảnh để miêu tả, biết so sánh sự biến đổi của sự vật vào thời điểm khác nhau (khi hạn hán, khi có mưa). - Bài viết phải hoàn chỉnh và cân đối về mặt cấu trúc, có đủ mở bài, thân bài và kết bài. - Câu văn cần mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc; dùng từ ngữ chính xác, có chọn lọc. Bài viết diễn đạt rõ ý, thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của nhân vật đang mượn lời đối với quang cảnh cơn mưa đồng thời nêu được niềm vui của vạn vật (loài vật, cây cối, đất đai, ...) khi cơn mưa đến. - Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả. 2. Yêu cầu cụ thể Học sinh có thể trình bày yêu cầu của đề bài theo hướng sau: a. Mở bài (0,5 điểm): - Giới thiệu nhân vật em đóng vai - Giới thiệu được: quang cảnh cơn mưa đến sau nhũng ngày hạn hán và niềm vui của vạn vật khi ấy b. Thân bài ( 3,0 điểm): - Tả cảnh hạn hán và niềm mong chờ cơn mưa đến của vạn vật: bầu trời, thời tiết, đất đai, cây cối, con người, loài vật, ... - Tả cơn mưa: Dấu hiệu báo hiệu cơn mưa: mây, gió, bầu trời, ... Tả mưa: tiếng mưa, hạt mưa, sấm, chớp, ... - Niềm vui của vạn vật được đón cơn mưa: cây cối, con người, loài vật, .... c. Kết bài (0,5 điểm ) : Nêu ích lợi của cơn mưa và cảm xúc, suy nghĩ,.. của nhân vật (đang sắm vai) về cơn mưa. 3. Biểu điểm - Điểm 3,0 - 4,0: làm tốt các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng nêu trên. - Điểm 2,0 - 2,75: đáp ứng khá tốt những yêu cầu nêu trên nhưng vẫn còn mắc lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả (1 - 3 lỗi). - Điểm 1,0 - 1,75: viết đúng kiểu bài, bố cục đủ 3 phần nhưng sơ sài, thiếu cân đối, còn mắc lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả (4 - 5 lỗi). - Dưới 1,0 điểm: bài viết quá sơ lược, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 0: bài làm lạc đề.
File đính kèm:
- de_thi_vao_lop_6_mon_van_truong_thcs_trong_diem_bac_ninh_nam.docx