Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2022-2023 (Có đáp án)

docx 7 trang Thanh Lan 28/06/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2022-2023 (Có đáp án)

Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2022-2023 (Có đáp án)
Họ, tên và chữ ký
Cán bộ coi kiểm tra số 1:
.................................................
Cán bộ coi kiểm tra số 2:
.................................................
Số phách
KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2022-2023
Họ và tên học sinh:
................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh:
..//
Số báo danh: 
CHÚ Ý:
Học sinh phải ghi đầy đủ các mục ở phần trên theo sự hướng dẫn của cán bộ coi kiểm tra.
Học sinh không được ký tên hay dùng bất cứ ký hiệu gì để đánh dấu bài kiểm tra.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6
TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2022-2023
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài 40 phút, không kể thời gian phát đề)
Học sinh làm bài trực tiếp trên đề kiểm tra
Điểm bài kiểm tra
Họ, tên và chữ ký

Số phách
Bằng số
Bằng chữ
- Giám khảo số 1:
..................................................
- Giám khảo số 2:
..................................................



MÃ ĐỀ: 202

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 
Từ câu 1 đến câu 24 học sinh khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
Câu 1. Dòng nào dưới đây viết đúng quy tắc viết hoa?
A. Giải nhất Về thực nghiệm.
B. Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp Bảo vệ Chăm sóc trè em Việt Nam.
C. Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 2. Trong các từ sau có mấy danh từ, động từ, tính từ?
biết ơn, ý nghĩa, vật chất, nhỏ nhoi, giải lao, niềm vui, trao tặng, ngây ngô, lời khuyên, hỏi
A. 4 danh từ, 4 động từ, 2 tính từ.
B. 3 danh từ, 5 động từ, 2 tính từ.
C. 3 danh từ, 3 động từ, 4 tính từ.
Câu 3. Chù ngữ trong câu sau là gì?
Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy.
A. quần đào Cô Tô.
B. bầu trời Cô Tô.
C. quần đảo Cô Tô, bầu trời Cô Tô.
Câu 4. Em chọn dấu câu nào để điền vào dấu ngoặc đơn ( ) trong câu sau?
Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế () nhũng bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam.
A. dấu phẩy ( )	B. dấu hai chấm (:)	C. dấu chấm phẩy (;)
Câu 5. Dòng nào dưới đây có từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại?
A. tận tâm, tận tình, tận tụy.	
B. hời hợt, qua loa, qua quýt.	
C. chân thật, chân thành, chân lí.
Câu 6. Câu tục ngữ nào sau đây có cùng nội dung với câu "Góp gió thành bão"?
A. Gió mây gặp hội.
B. Năng nhặt chặt bị.
C. Gieo gió gặt bão.
KHÔNG VIẾT 
 VÀO	 ĐÂY 	 
Học sinh không viết vào chỗ gạch chéo này
Câu 7. "Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nuớc, đối với người khác" là nghĩa của cụm từ nào?
A. nghĩa vụ công dân.	B. quyền công dân.	C. ý thức công dân.
Câu 8. Đoạn văn sau có mấy đại từ?
Một gia đinh gồm hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ. Dịp hè, họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những tòa lâu đài cát. Bố nẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nuớc trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa.
A. 3 đại từ.	B. 2 đại từ.	C. 4 đại từ.
Câu 9. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Những đứa cháu từng túm áo bà, hau háu chờ bà chia bánh mỗi lần về chợ ngẩn ngơ đến hàng tháng trời khi bà mất.
B. Trên vách núi cheo leo, mấy bông hoa phong lan với những màu sắc khác nhau đã nở rộ.
C. Bây giờ sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nờ muộn.
Câu 10. Từ in đậm trong câu nào dưới đây là danh từ?
A. Trong cuộc sống khó khăn, chúng ta phài luôn cố gắng nỗ lực.
B. Những kỉ niệm tuổi học trò luôn in đậm trong tâm tri mỗi người.
C. Bác suy nghĩ rất chín chắn.
Câu 11. Dòng nào nêu đúng ý nghĩa của câu ca dao sau?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
A. Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
B. Kêu gọi mọi người cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
C. Ca ngợi truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam.
Câu 12. Tiếng đa ghép với nhóm tiếng nào để được các từ đồng âm?
A. diện, bánh.	B. giác, âm.	C. chiều, cảm.
Câu 13. Câu sau có mấy vế câu?
Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nuớc ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, nguời anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta.
A. 3 vế câu.	B. 4 vế câu.	C. 2 vế câu.
Câu 14. Trạng ngữ trong câu sau bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.
A. chỉ địa điềm và sự so sánh.
B. chỉ nơi chốn và phương tiện.
C. chỉ thời gian và nơi chốn.
Câu 15. Các câu dưới đây được liên kết với nhau bằng cách nào?
Anh bắt lấy thỏi thép hồng nhu bắt lấy một con cá sống. Duới những nhát
búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đach.
A. dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ.
B. thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối.
C. lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ.
Câu 16. Dòng nào dưới đây gồm các từ viết đúng chính tà?
A. súc tích, chuân truyên, soi xét, chuyện trò.
B. sản xuất, đường xá, cọ xát, chạm trổ.
C. phố xá, truân chuyên, ranh giới, tranh giành
Câu 17. Nhóm nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ nhân hậu?
A. nhân ái, nhân nghĩa, nghĩa hiệp. 	
B. nhân đức, nhân từ, lương thiện.	
C. nhân hậu, nhân từ, lương tâm.
Câu 18. Biện pháp nghệ thuật nào được sừ dụng trong câu văn sau?
Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng ... đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu truớc cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quá xanh giòn.
A. So sánh.	B. Nhân hóa và so sánh.	C. Nhân hóa.
Câu 19. Câu sau có mấy quan hệ từ?
Nếu soi mình trong hạt sương, ta sẽ thấy ở đó cả vườn cây, dòng sông và bầu trời mùa thu xanh biếc với nhũng cụm mây trắng bay lũng thũng.
A. 5 từ.	B. 3 từ.	C. 4 từ.
Câu 20. Có mấy từ láy âm trong các từ sau? 
ào ào, cong queo, aafm ix, mong mỏi, cây cối, học hành, cập kênh, xa xa, i eo, công cốc
A. 8 từ.	B. 6 từ.	C. 4 từ.
Câu 21. Vị ngữ trong câu sau là gì?
Những em bé Hmông mắt một mí, nhũng em bé Tu Dí, Phù Lá cồ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa truớc cửa hàng.
A. mắt một mí, cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
B. cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
C. đang chơi đùa trước cửa hàng.
Câu 22. Câu nào dùng dấu gạch chéo (//) phân tách đúng bộ phận chủ ngữ, vị ngữ?
A. Lời ca hùng tráng // vang lên trong các cuộc đấu tranh sục sôi của người lao động có sức mạnh kì lạ, lay động hàng triệu con tim.
B. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban trưa // khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sã̃n sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó.
C. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó // bay ra hót râm ran.
Câu 23. Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gi?
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm.
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
C. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
Câu 24. Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng mang nghĩa chuyển?
A. Tổ em có chín bạn.	B. Suy nghĩ cho chín rồi hãy nói.	C. Thức ăn phải được nấu chín.
PHẦN 2. TỰ LUẬN (4,0 điểm) 
Câu 25. Sông nước bao đời nay đã gắn bó và mang lại cho con người nhiều lợi ích. Em hãy tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước) mà em yêu thích trên đất nước Việt Nam thân yêu.

















































--------HẾT--------
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Hướng dẫn có 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC VÀO LỚP 6
TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM
NĂM HỌC 2022-2023
Môn thành phần: Tiếng Việt
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu
Mã 202
1
C
2
 A
3
B
4
B
5
C
6
B
7
 A
8
B
9
C
10
B
11
C
12
A
13
C
14
 A
15
C
16
C
17
B
18
C
19
 A
20
B
21
C
22
B
23
B
24
B
PHẦN 2. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
1. Yêu cầu chung
- Thể loại: Văn miêu tả - Tả cảnh
- Đối tượng miêu tả: Tả cảnh sông nước: cảnh vùng biển, dòng sông, dòng suối, hồ nước.
- Học sinh cần có những sáng tạo trong cách viết bài văn tả cảnh, biết chọn những nét tiêu biểu của cảnh để miêu tả. Câu văn cần mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc; dùng từ ngữ chính xác, có chọn lọc. Bài viết diễn đạt rõ ý, thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người viết.
- Bài viết phải hoàn chỉnh và cân đối về mặt cấu trúc, có đủ mở bài, thân bài và kết bài.
- Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
- Học sinh có thể lựa chọn tả từng bộ phận của cảnh hoặc tả cảnh theo trình tự thời gian hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.
2. Yêu cầu cụ thể
Học sinh có thể trình bày yêu cầu của đề bài theo hướng sau:
a. Mở bài (0,5 điểm):
- Giới thiệu cảnh em định tả: là cảnh gì, ở đâu, tên gọi (nếu có).
b. Thân bài ( 3,0 điểm):
- Tả bao quát cảnh sông nước: hình dáng, kích thước (dài, rộng), màu sắc, ...
- Tả chi tiết từng bộ phận của cảnh:
- Mặt nước, sóng nước, các loài thủy sinh (cá, tôm, rong rêu), ...
- Trên bờ/ven bờ, bãi cát, bãi đá, cây cối, ...
- Mặt trời, nắng, gió, mây, ...
- Hoạt động của con người: đánh bắt, nghỉ dưỡng, ...
- Lợi ích: cung cấp nước, thủy hải sản; điều hòa không khí, ...
c. Kết bài (0,5 điểm):
Nêu cảm nghĩ của em về cảnh được tả: yêu mến, tự hào,. .
3. Biểu điểm
- Điểm 3,0 - 4,0: làm tốt các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng nêu trên.
- Điểm 2,0 - 2,75: đáp ứng khá tốt những yêu cầu nêu trên nhưng vẫn còn mắc lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả (1 - 3 lỗi).
- Điểm 1,0 - 1,75: viết đúng kiểu bài, bố cục đủ 3 phần nhưng sơ sài, thiếu cân đối, còn mắc lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả (4 - 5 lỗi).
- Dưới 1,0 điểm: bài viết quá sơ lược, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 0: bài làm lạc đề.

File đính kèm:

  • docxde_thi_vao_lop_6_mon_van_truong_thcs_trong_diem_bac_ninh_nam.docx