Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2023-2024 (Có đáp án)

docx 7 trang Thanh Lan 28/06/2024 530
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2023-2024 (Có đáp án)

Đề thi vào Lớp 6 môn Văn trường THCS Trọng Điểm Bắc Ninh năm 2023-2024 (Có đáp án)
Họ, tên và chữ ký
Cán bộ coi kiểm tra số 1:
.................................................
Cán bộ coi kiểm tra số 2:
.................................................
Số phách
KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2023-2024
Họ và tên học sinh:
................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh:
..//
Số báo danh: 
CHÚ Ý:
Học sinh phải ghi đầy đủ các mục ở phần trên theo sự hướng dẫn của cán bộ coi kiểm tra.
Học sinh không được ký tên hay dùng bất cứ ký hiệu gì để đánh dấu bài kiểm tra.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC ĐẦU VÀO LỚP 6
TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM NĂM HỌC 2023-2024
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài 40 phút, không kể thời gian phát đề)
Học sinh làm bài trực tiếp trên đề kiểm tra
Điểm bài kiểm tra
Họ, tên và chữ ký

Số phách
Bằng số
Bằng chữ
- Giám khảo số 1:
..................................................
- Giám khảo số 2:
..................................................



MÃ ĐỀ: 104

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 
Từ câu 1 đến câu 24 học sinh khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
Câu 1. Dòng nào chỉ gồm các từ viết đúng chính tả?
A. che trở, sáng suốt	B. chia sẻ, giản dị	C. giang sơn, tấp lập
Câu 2. Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm?
A. Mặt hoa da phấn./ Mặt biển rộng mênh mông.
B. Gian lều cỏ tranh./ Ăn gian nói dối.
C. Cánh rừng gỗ quý./ Cánh cửa hé mở.
Câu 3. Hai câu sau được liên kết bằng những cách nào?
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, họ thường mặc chiếc áo thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong là các lớp áo cánh nhiều màu.
A. lặp từ và thay thế từ ngữ
B. dùng từ ngữ nối, lặp từ và thay thế từ ngữ
C. dùng từ ngữ nối và lặp từ
Câu 4. Từ in đậm trong cậu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Lưng mẹ cứ còng dần xuống.
B. Tuổi thơ chở đầy cổ tích.
C. Thời gian chạy qua tóc mẹ.
Câu 5. Câu nào không phải là câu ghép?
A. Khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
B. Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lớn.
C. Mấy chục năm đã qua, chiếc áo vẫn còn nguyên như ngày nào dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi.
Câu 6. Các thành phần trong câu sau được sắp xếp theo trình tự nào?
Mới đầu xuân năm kia, nhũng hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao đến bụng người.
KHÔNG VIẾT 
 VÀO	 ĐÂY 	 
Học sinh không viết vào chỗ gạch chéo này
A. trạng ngữ, vị ngữ, chủ ngữ
B. trạng ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ
C. trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ
Câu 7. Có mấy danh từ, động từ, tính từ trong các từ dưới đây?
biết ơn, niềm vui, giải lao, hỏi, câu hỏi, thời đại, cuộc sống, ngây ngô, trao tặng, lời khuyên, nhỏ nhoi.
A. 5 danh từ, 4 động từ, 2 tính từ
B. 5 danh từ, 5 động từ, 1 tính từ
C. 4 danh từ, 5 động từ, 2 tính từ
Câu 8. Hai vế trong câu ghép sau có quan hệ gì?
Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên nhũng tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.
A. nguyên nhân - kết quả 	B. tương phản 	C. điều kiện - kết quả
Câu 9. Câu nào không phải là câu kể Ai là gì?
A. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
B. Lương Ngọc Quyến là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can.
C. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
Câu 10. Câu nào có trạng ngữ chỉ thời gian?
A. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa chứa nắng.
B. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
C. Khi đến với Hạ Long, ta sẽ được thường thức cái trong lành, tươi mát của đại dương.
Câu 11. Trong câu văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
A. nhân hoá	B. nhân hóa và so sánh	C. so sánh
Câu 12. Dòng nào chỉ gồm các từ chứa tiếng hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đđòi hỏi ... nào đó?
A. hợp tác, thích hợp, hợp lệ, hợp lực
B. hợp thời, hợp pháp, thích hợp, hợp lí
C. hợp nhất, hợp tình, hợp lí, phù hợp
Câu 13. Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ.
A. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
Câu 14. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm:
Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vuợt sóng. Suốt đêm thác réo ...
A. điên đảo.	B. dữ dằn.	C. điên cuồng.
Câu 15. Trong câu sau, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để quan sát?
Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên ...
A. khứu giác, thị giác, thính giác	B. thị giác, thính giác, xúc giác	C. vị giác, khứu giác, xúc giác
Câu 16. Câu sau thuộc kiểu câu gì?
Trong khi đó, dù hạt lúa thư hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt.
A. Câu ghép không dùng quan hệ từ để nối các vế câu.
B. Câu ghép dùng quan hệ từ để nối các vế câu.
C. Câu đơn.
Câu 17. Câu thành ngữ Tre non dễ uốn mang nội dung gì?
A. Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.
B. Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.
C. Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
Câu 18. Nơi tập trung người, dụng cụ, máy móc, ... để thực hiện việc xây dụng hoặc khai thác là nghĩa của từ nào?
A. thao trường	B. trường học	C. công trường
Câu 19. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.
A. dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu
B. dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
C. dùng để đánh đấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
Câu 20. Chủ ngữ trong câu sau là gì?
Nguời chiến sĩ đã hi sinh anh dũng cứu ba đã trao cho ba chiếc ví này.
A. Người chiến sĩ đã hi sinh anh dũng	B. Người chiến sĩ	C. Người chiến sĩ đã hi sinh anh dũng cứu ba
Câu 21. Câu nào có cặp từ trái nghĩa?
A. Học hay, cày biết.	B. Nhìn xa trông rộng.	C. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
Câu 22. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ ghép?
A. bờ bãi, mong ngóng, mơ mộng, nhỏ nhẹ
B. nóng bỏng, nóng ran, nóng nảy, giận dữ
C. mong mỏi, mong ngóng, mong chờ, bình chọn
Câu 23. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả em bé?
A. chập chững, ngoan ngoãn, mũm mĩm, dễ thương
B. ngoan ngoãn, đáng yêu, mũm mĩm, uyên bác
C. mũm mĩm, dễ thương, chập chững, từng trải
Câu 24. Có bao nhiêu quan hệ từ trong câu sau đây?
Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc.
A. 3 quan hệ từ	B. 1 quan hệ từ	C. 2 quan hệ từ
PHẦN 2. TỰ LUẬN (4,0 điểm) 
Đề bài: Từ một câu chuyện em đã đọc, đã nghe, hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật đã khơi nguồn cảm hứng cho em để sống tốt, sống đẹp, sống có ích. 

















































--------HẾT--------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
(Hướng dẫn chấm có 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỀM
NĂM HOC 2023-2024
Môn: Tiếng Việt
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 
Mã đề 104
1
B
2
B
3
B
4
A
5
A
6
B
7
A
8
B
9
C
10
C
11
B
12
B
13
C
14
C
15
A
16
B
17
C
18
C
19
A
20
C
21
C
22
A
23
A
24
A

PHẦN 2. TỰ LUẬN (4,0 điểm )
1. Yêu cầu chung
- Thể loại: Văn miêu tả - Tả người
- Đối tượng miêu tả: một nhân vật trong một câu chuyện được nghe, được đọc (người hoặc vật được nhân cách hoá).
- Học sinh cần có những sáng tạo trong cách viết bài văn tả người, biết chọn những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính tình của nhân vật để miêu tả. Câu văn cần mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc; dùng từ ngữ chính xác, có chọn lọc. Bài viết diễn đạt rõ ý, thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người viết.
- Bài viết phải hoàn chỉnh và cân đối về mặt cấu trúc, có đủ mở bài, thân bài và kết bài.
- Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
- Học sinh có thể lựa chọn tả ngoại hình rồi tả tính cách, hoạt động, việc làm của nhân vật hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.
2. Yêu cầu cụ thể
Học sinh có thể trình bày yêu cầu của đề bài theo hướng sau:
a. Mở bài (0,75 điểm ) :
- Giới thiệu: tên nhân vật, tên câu chuyện (nếu có)
- Ấn tượng chung của em về nhân vật: yêu thích, ngưỡng mộ, ...
b. Thân bài (2,5 điểm):
- Tả ngoại hình nhân vật: tuổi, tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, ...
- Tả tính tình, phẩm chất, hoạt động của nhân vật:
+ Nhân vật đó có phẩm chất gì?
+ Kể các sự việc tình tiết trong câu chuyện để làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật.
+ Tính tình, phẩm chất và hành động của người đó đã khơi gợi cho em nguồn cảm hứng sống tốt, sống đẹp, sống có ích như thế nào?
c. Kết bài (0,75 điểm):
-Tình cảm của em về nhân vật.
- Bài học rút ra từ nhân vật, từ câu chuyện (nếu có).
3. Biểu điểm
- Điểm 3,25 - 4,0: làm tốt các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng nêu trên.
- Điểm 2,25 - 3,0: đáp ứng khá tốt những yêu cầu nêu trên nhưng vẫn còn mắc lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả (1 - 3 lỗi).
- Điểm 1,0 - 2,0: viết đúng kiểu bài, bố cục đủ 3 phần nhưng sơ sài, thiếu cân đối, còn mắc lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả (4 - 5 lỗi).
- Dưới 1,0 điểm: bài viết quá sơ lược, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

File đính kèm:

  • docxde_thi_vao_lop_6_mon_van_truong_thcs_trong_diem_bac_ninh_nam.docx